Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao “Vì sao băng lại nổi trên mặt nước” mà không chìm xuống dưới chưa? Hãy cùng Top10suthat.net khám phá ngay về sự thật này nhé!
>>> Xem thêm: Tam Giác Quỷ Bermuda – Những điều kỳ bí có thể bạn chưa biết
Giải thích lí do băng lại nổi trên mặt nước
Nước có một đặc tính rất đặc biệt so với các chất khác.Đó là: ở nhiệt độ trên 4 độ C, nó vẫn giữ nguyên tính chất như mọi vật thể khác: nở vì nhiệt và co vì lạnh. Tuy nhiên, khi nhiệt độ nước xuống dưới 4 độ C, tính chất của nước bị đảo ngược nghĩa là lạnh thì nở ra còn nóng thì co lại.
Cùng một lượng nước sau khi kết thành băng thể tích của nó sẽ bị giãn nở, Theo định luật II Newton: khối lượng tỉ lệ nghịch với thể tích. Khi đó các khối băng có khối lượng riêng nhỏ nên băng thường nổi trên mặt nước. Và đó cũng là lí do băng luôn ngưng tụ, kết băng trên mặt nước mà không đông lại dưới đáy nước
Nước ở sông hồ chỉ đóng băng từ trên xuống dưới khi thời tiết thực sự xuống dưới mức đóng băng và nhiệt độ giảm xuống mức thấp nhất.
(theo Hiện tượng khí tượng)
>>> Xem thêm: Thủy tức là gì? Những sự thật thú vị về thủy tức
Tại sao có nhiều băng ở Nam Cực hơn ở Bắc Cực?
Nam Cực và Bắc Cực là hai cực đối diện của trái đất, nằm ở cùng một vĩ độ, thời gian và góc chiếu của ánh sáng mặt trời giống nhau, nhưng lại khác nhau một cách kỳ lạ. Lớp băng ở Nam Cực dày trung bình khoảng 1.700m, trong khi lớp vỏ lạnh giá này ở Bắc Cực chỉ dày từ 2 đến 4m.
Vốn dĩ, Nam Cực chứa một mảng kiến tạo rất lớn, rộng khoảng 14 triệu km2, được mệnh danh là “lục địa thứ bảy” của thế giới. Khả năng giữ nhiệt của lục địa này thấp đến mức nhiệt mà nó thu được trong mùa hè tiêu tan rất nhanh, dẫn đến sự tích tụ của một lượng lớn băng. Ngược lại ở Bắc Cực, Bắc Băng Dương có diện tích rất lớn khoảng 13,1 triệu km2 nhưng toàn là nước. Có ít băng hơn Nam Cực vì nước có nhiệt dung lớn, cho phép nó hấp thụ nhiều nhiệt rồi giải phóng từ từ.
Theo tính toán, diện tích băng bao phủ toàn Trái Đất vào khoảng 16 triệu km2, 4/5 trong số đó là Nam Cực. Tổng lượng băng ở Nam Cực ước tính vào khoảng 28 triệu km3, còn ở Bắc Cực chưa đến 1/10 con số này. Nếu tất cả băng ở Nam Cực tan chảy, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng khoảng 70 mét. Bắc Cực là một đại dương đóng băng được bao quanh bởi đất liền. Ngược lại, Nam Cực là một lục địa có núi và hồ, được bao quanh bởi các đại dương. Với diện tích 14.000.000 km2, Nam Cực còn được coi là sa mạc lớn nhất thế giới.
Xem thêm: