Giấy là một loại vật liệu quen thuộc mà chúng ta tiếp xúc với nó hàng ngày. Chúng ta thường được biết đến giấy được làm từ gỗ, nhưng ngoài gỗ ra giấy còn được làm từ nguyên liệu khác hay không? Hãy cùng Top10suthat.net tìm hiểu những sự thật thú vị về giấy trong bài viết này nhé.
>>> Xem thêm: Cầu vồng có nhìn thấy vào ban đêm được không?
Giấy làm từ gì? Nguồn gốc từ đâu ?
Giấy có nguồn gốc tự nhiên làm từ các loại vật liệu mỏng từ chất xơ dày từ vài trăm µm cho đến vài cm. Khi người Trung Quốc mới phát minh vào năm 105, giấy được làm hoàn toàn bằng sợi trong vỏ cây. Ngày nay khi công nghệ làm giấy phát triển, giấy không chỉ có được làm từ bột gỗ, bột giấy mà còn có thể sử dụng nguyên liệu từ bột giấy tái chế. Dù được làm bằng phương pháp nào thì nguyên liệu chủ yếu của giấy vẫn là Cenlulozo.
Những loại cây như vân sam, linh sam, sồi, thông, thông rụng lá, bulô, dương, bạch đàn, keo lá tràm…là những cây lấy gỗ để sản xuất giấy. Bột gỗ/bột giấy là nguyên liệu chính chiếm khoảng 70%, ngoài ra còn có thêm 30% các thành phần khác như cao lanh, tinh bột, phấn,…
Các loại giấy thông dụng
Có nhiều phương pháp khác nhau để phân loại giấy, chẳng hạn như phân loại theo thành phần, phân loại theo quy trình sản xuất và phân loại theo mục đích sử dụng.
Các loại giấy thông dụng hiện nay như: Giấy in báo, in ấn, giấy không tráng dùng để viết, giấy vệ sinh, giấy ăn, bìa tập, giấy làm bìa carton, giấy kraft, giấy than, giấy nỉ, giấy dán tường,…
>>> Xem thêm: Vì sao băng lại nổi trên mặt nước
Quy trình làm giấy
Những sự thật thú vị về giấy có thể bạn chưa biết
1. Để có được một cuộn giấy vệ sinh, bạn cần 140 lít nước, 1,3 kilowatt điện và 0,4 kg gỗ. Thế giới mất khoảng 30.000 cây mỗi ngày để sản xuất giấy vệ sinh.
2. Nhiều người vẫn nghĩ rằng những thứ như ống hút giấy, cốc giấy đều được làm từ giấy tái chế. Tuy nhiên, sản phẩm sử dụng trực tiếp cho thực phẩm không được sử dụng nguyên liệu giấy tái chế. Hầu hết ống hút giấy được làm từ 100% giấy kraft sạch.
3. Nếu bạn có 1 tờ giấy A4, bạn sẽ không thể gấp đôi nó quá 10 lần. Bởi vì lúc này tờ giấy sẽ trở nên rất nhỏ và dày.
4.Nếu bạn Gập đôi 1 tờ giấy bất kỳ ba lần thì nó độ dày bằng móng tay
10 lần giấy sẽ dày bằng chiều rộng của một bàn tay
23 lần bạn sẽ đạt đến một kilomet
30 lần sẽ đưa bạn ra ngoài không gian. Khối giấy của bạn sẽ cao 100km.
Cứ tiếp tục gấp, 42 lần sẽ đưa bạn lên Mặt trăng,
Gập đến 81 lần, và giấy của bạn sẽ dày bằng 127786 năm ánh sáng, gần như là Thiên hà Andromeda,
Và cuối cùng là 103 lần gập, bạn sẽ ở bên ngoài vũ trụ mà ta có thể quan sát được, ước tính đường kính khoảng 93 tỷ năm ánh sáng
5. Giấy Omoshiro Block – là bộ giấy ghi chú mắc nhất thế giới đến từ Nhật Bản có giá trị từ 4000-10.000 yên mỗi bộ (tương đương 800k-2 triệu đồng)
6. Loại giấy đầu tiền của loài người là giấy cói của người Ai Cập cổ đại, được sản xuất từ lõi của một loại cói có tên Papyrus mọc ở hai bên bờ sông Nile.
Câu Hỏi Thường Gặp
Giấy có tác động xấu đến môi trường không?
Quá trình sản xuất giấy có thể tác động xấu đến môi trường, nhưng ngày nay đã có nhiều biện pháp được áp dụng để giảm thiểu tác động này, bao gồm tái chế giấy và sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững.
Có bao nhiêu loại giấy khác nhau?
Có rất nhiều loại giấy khác nhau được sản xuất cho các mục đích sử dụng khác nhau, từ giấy bìa, giấy photocopy, đến giấy in ảnh và giấy gói quà.
Giấy có thể được sử dụng trong việc chế biến thực phẩm không?
Có, giấy có thể được sử dụng trực tiếp trong việc chế biến thực phẩm. Ví dụ, giấy bánh mì được sử dụng để làm bánh mì sandwich, và giấy gói sushi được sử dụng để cuốn sushi truyền thống.
Tại sao giấy được sử dụng trong công nghiệp xây dựng?
Giấy được sử dụng trong công nghiệp xây dựng để gia cố bề mặt và tạo độ bền cho các công trình. Ngoài ra, giấy còn được sử dụng trong việc làm bảo vệ chống nước và tiêu âm.
Làm thế nào để tận dụng tối đa sự thú vị của giấy?
Để tận dụng tối đa sự thú vị của giấy, hãy thử sử dụng giấy trong các dự án sáng tạo, như trang trí, in ấn tự thiết kế và nghệ thuật Origami. Bạn có thể khám phá các loại giấy khác nhau và áp dụng chúng vào mục đích sử dụng cụ thể.
>>> Xem thêm: Thủy tức là gì? Những sự thật thú vị về thủy tức