Việc đặt chân lên sao hỏa hay khám phá mặt trăng hoặc một hành tinh nào đó mà không phải là trái đất chúng ta đang sống. Điều này tưởng chừng như là không tưởng đối với những người bình thường nhưng lại là công việc hàng ngày của các phi hành gia. Vậy cuộc sống của các phi hành gia bên ngoài trái đất sẽ như thế nào? Việc mọi vật đều trôi lơ lửng thì việc ăn uống hay là đi vệ sinh có khó khăn hay không? Hãy cùng Top10suthat tìm hiểu những sự thật về các phi hành gia qua bài viết sau đây:
Làm thế nào để có thể trở thành phi hành gia ngoài vũ trụ
Nhiều người than thở rằng việc trở thành một phi công là một việc gì đó thật là khó. Tuy nhiên so với việc trở thành phi công thì để làm một phii hàng gia còn có hơn gấp nhiều lần.
Điều đầu tiên mà bạn cần để chạm tay tới cánh cửa vũ trụ là một loạt các bằng cấp và chứng chỉ siêu siêu khó bao gồm: bằng cử nhân và bằng thạc sĩ trong lĩnh vực như là Kỹ thuật tin học, khoa học Vật lý, Khoa học máy tính hoặc là Toán học. Tiếp theo đó thì các ứng viên phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm chuyên môn liên quan đến ngành học hoặc là 1.000 giờ lái máy bay (cũng không phải máy bay thường mà là phản lực). Cũng như vượt qua được bài kiểm tra thể chất của Nasa. Nói chung với các phi hành gia thường phải tốn ít nhất là 6 năm học (sau khi học Đại học). Thậm chí còn nhiều hơn nếu họ muốn có bằng tiến sĩ. Về cơ bản là quá trình tuyển chọn và rèn luyện để trở thành một Phi hành gia rất là khắc nghiệt với tỉ lệ trúng tuyển chỉ là 0,065%.
Những sự thật thú vị về các phi hành gia
1. Một ngày ngắm 15 lần mặt trời mọc
Trong vùng quỹ đạo thấp của trái đất, mặt trời mọc và lặn mỗi 90 phút. Tạo ra một thay đổi liên tục trong chu kỳ ngày và đêm. Điều này gây khó khăn cho các nhà du hành vũ trụ khi muốn có một giấc ngủ tốt.
Để thích nghi với tình hình này, trạm điều hành ISS đã tạo ra một thời khóa biểu mới dựa trên giờ Trái Đất. Đồng hồ trên các tàu không gian được đồng bộ với giờ GMT+ để giúp các phi hành gia thích nghi với thời khóa biểu mới này. Trạm điều khiển hành trình cũng gửi những cuộc gọi báo thức để đảm bảo những nhiệm vụ được tiến hành đúng giờ.

2. Các phi hành gia sẽ cao nhanh hơn
Không chịu tác động của trọng lực như trên Trái Đất, điều này khiến cột sống của các phi hành gia chịu ít tác động hơn. Giúp cột sống được kéo dài và tăng thêm chiều một cách nhanh chóng, thường trong khoảng từ 5 đến 8 cm.
Tuy nhiên, việc tăng chiều cao cũng mang theo một số vấn đề khó khăn như: gặp phải các vấn đề về sức khỏe bao gồm đau lưng hoặc đau thần kinh.
3. Các gia vị phải ở dạng lỏng
Bên ngoài không gian, muối và hạt tiêu sẽ được hóa lỏng, vì những hạt này không thể được rắc lên thực phẩm bởi các nhà du hành.
Trong trạng thái không trọng lực mà không được “hóa lỏng” các gia vị này có thể gây nguy hiểm đối với các phi hành gia. Vì chúng có thể làm tắc các lỗ thông hơi và gây ô nhiễm cho các thiết bị, cũng như có thể bị dính vào mắt, miệng và mũi của những nhà du hành.
4. Các phi hành gia sẽ tắm rửa, vệ sinh và ngủ như thế nào?
Theo thông tin từ trang web của Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Smithsonian. Các phi hành gia không tắm bình thường như trên Trái Đất, mà họ sử dụng xà phòng lỏng, nước và dầu gội không cần xả. Để đi tiểu, phi hành gia có thể ngồi hoặc đứng, sau đó ấn chặt phễu và vòi vào da để không có gì bị tràn ra ngoài. Để đi đại tiện, họ phải mở nắp bồn cầu chân không và ngồi lên bệ. Thiết kế của nó tương tự như các bồn cầu thông thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt là bồn cầu sẽ bắt đầu hút ngay khi nắp được nâng lên, để đảm bảo chất thải không trôi ra ngoài.
Về việc phi hành gia ngủ, NASA cho biết rằng họ có thể ngủ ở bất kỳ tư thế nào trong không gian. Tuy nhiên, trong thực tế, họ phải gắn cố định cơ thể bằng một số phương tiện để tránh trôi dạt hoặc va chạm với các vật khác. Các phi hành gia trên ISS thường ngủ trong túi ngủ cá nhân.
5. Phi hành gia ở ngoài trạm vũ trụ lâu nhất.
Kỷ lục này đang được giữ bởi nhà du hành người Nga, Polyakov. Vào năm 1995, ông đã trải qua một nhiệm vụ kéo dài suốt 14 tháng (438 ngày) trên trạm không gian MIR.
6. Đa số các nhà du hành sẽ mắc hội chứng không gian
Do môi trường không trọng lực, các dấu hiệu về hệ thống tiền đình và thụ quan áp suất của các phi hành gia thường bị sai lạc.
Tác động này dẫn đến các rối loạn và mất phương hướng: nhiều nhà du hành thường bất ngờ cảm thấy rằng họ đang bị lộn ngược, hoặc gặp khó khăn trong việc cảm nhận vị trí của tay và chân.
Các rối loạn này gây ra Hội chứng Thích nghi không gian. Một nhà du hành đã miêu tả một cách hài hước rằng hội chứng này giống như một cú ném thú vị, gây đau đầu và giảm khả năng tập trung, hoặc triệu chứng buồn nôn. Những biểu hiện này thường sẽ giảm đi sau vài ngày khi các nhà du hành thích nghi với trạng thái trên mặt đất.
7. Trang phục của phi hành gia
Những bộ trang phục của phi hành gia có thể nặng tới 130kg và mất gần 40′ để mặc nó. Bộ đồ phi hành gia gồm rất nhiều bộ phận quan trọng như: Hỗ trợ Sự sống Chính (PLSS), tiểu Hệ thống Hỗ trợ Sự sống Chính (PLSS) – một loại ba lô có các chức năng quan trọng đối với các phi hành gia, thân trên, bảo hiểm thân trên, thân dưới, cánh tay, găng tay, mũ bảo hộ, mô-đun điều khiển và hiển thị. Theo Nasa thì các bộ đồ này ước tính khoảng 30 ngàn đô la Mỹ.

8. Nói chuyện bằng sóng radio
Trên không gian vũ trụ, bạn có thể la hét thoải mái mà không sợ ai có thể nghe thấy. Điều này xảy ra vì âm thanh không thể truyền trong không gian vì không có không khí. Do đó, các phi hành gia phải sử dụng sóng radio để giao tiếp với nhau.