Ông Công ông Táo – Văn khấn cúng ngày 23 chuẩn nhất

0
1675
Ông Công ông Táo là ai?

Đa số đối với người Việt Nam cũng đều biết về tục cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Nhưng có lẽ người vẫn còn bối rối khi được hỏi về ông Công ông Táo ai? Hãy cùng Top10suthat.net tìm hiểu về ông Công ông Táo và nguồn gốc ý nghĩa của nó ngay nhé!

>>> Xem thêm: Các đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người

Ông Công ông Táo là ai? Sự tích về ông Công ông Táo

Hàng năm, sau rằm tháng Chạp, các gia đình bắt đầu chuẩn bị cho lễ cúng ông Táo về Trời vào ngày 23 âm lịch. Các bà nội trợ không chỉ mua cá chép, quần áo vàng mã cho ông Táo mà còn lên thực đơn chuẩn bị mâm cúng cho ngày lễ này. Mặc dù nhiều người đã quen thuộc với các thủ tục nghi lễ, nhưng nguồn gốc của những vị thần này vẫn chưa được biết.

Ông Công ông Táo là ai? Ông Táo bắt nguồn từ ba vị thần là Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của của Đạo giáo Trung Quốc. Nhưng trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam nó đã được Việt hóa thành câu chuyện về “hai người đàn ông và một người đàn bà” được hóa thân thành các vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Mà người dân Việt vẫn thường gọi là Táo quân hoặc ông Táo

Ông Công ông Táo là ai? Sự tích về ông Công ông Táo
Sự tích về ông Công ông Táo

Theo truyền thống Việt Nam, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Họ sống với nhau say đắm, sống với nhau, nhưng không có con dẫn đến những mâu thuẫn. Một hôm, Trọng Cao vì chuyện nhỏ mà lớn chuyện, đánh Thị Nhi đuổi ra ngoài. Nhi bỏ nhà đi xứ khác và gặp Phạm Lang. Hai người có tình cảm với nhau và trở thành vợ chồng.

Phần về Trọng Cao sau khi nguôi giận thì quá ân hận nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và ân hận, Cao lên đường tìm kiếm vợ. Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường, cuối cùng tình cờ mò vào xin ăn đúng nhà của Thị Nhi nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhận ra người ăn xin là chồng cũ, Nhi đưa vào nhà nấu cơm cho ăn. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Lo sợ chồng nghi ngờ, Nhi giấu Cao dưới đống rơm sau nhà.

Chẳng may, đêm hôm đó, Phạm Lang nổi lửa đốt đống gốc rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa bốc cháy, Nhi cố gắng lao vào cứu Cao ra. Phạm Lang đem lòng yêu vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám cháy.

Trời thương tình thấy 3 người sống có tình có nghĩa nên phong cho làm 3 vị thần cải quản trong nhà. Người chồng mới làm Thổ công cai quản việc trong bếp, người chồng cũ làm Thổ địa cai quản việc trong nhà, còn người vợ làm Thổ kỳ cai quản việc chợ búa.

>>> Xem thêm: Đập Hoover – Công Trình Thách Thức Quy Luật Tạo Hóa

Ý nghĩa của việc cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng chạp

Theo quan niệm từ xa xưa của ông cha ta, Táo Quân không chỉ vị thần cai quản, trông coi mọi hoạt động trong nhà của gia chủ. Mà còn giúp ngăn chặn khí xâm nhập vào nhà, bảo vệ gia đình khỏi ma quỷ giúp cho gia chủ bình an.

Chính vì vậy, cúng ông Táo ý nghĩa cầu mong năm mới bình an, thịnh vượng, mùa màng bội thu. Sau đó mới là ý nghĩa vị “thần bếp” cai quản việc bếp núc trong nhà.

Đồng thời đây cũng dịp để mọi người, mọi nhà sum họp, đoàn tụ sau một năm làm việc vất vả.

Ý nghĩa ngày 23 tháng chạp là gì
Ý nghĩa ngày 23 tháng Chạp

Ngày đưa ông Táo về Trời là ngày bao nhiêu?

Theo lịch năm 2023, ngày 23 tháng Chạp âm lịch ngày thứ Bảy (14 tháng Giêng) nên nhiều người vẫn phải đi làm. vậy không nhất thiết phải cúng vào trưa ngày 23 tháng 12 bạn vẫn có thể cúng bắt đầu từ ngày 21 kết thúc trước giờ Ngọ (11h đến 13h) ngày 23 tháng chạp, các bạn đừng quên nhé.

Cúng ông Công ông Táo cần những gì?

Các lễ vật truyền thống dùng để cúng cho Táo bao gồm:

  • Mũ ông Công ba cỗ (hay ba chiếc): Tượng trung cho Hai mũ ông và 1 mũ bà. Mũ Táo ông thì là mũ hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì ngược lại không có cánh chuồn. Nhưng ở một số vùng,nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công để tượng trưng.
  • Cá chép: Phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo theo truyền thống xưa. Bạn có thể sử dụng cá chép thật hoặc giấy. Ở miền Bắc người ta thường cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước nhằm mang ý nghĩa “cá chép hóa rồng”. Nhưng tại Nam Bộ người dân thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
  • Tiền vàng mã.
  • 1 chiếc áo.
  • 1 đôi hia bằng giấy.
Lễ vật cúng ngày ông công ông táo
Lễ vật cúng ngày ông Công ông Táo

>>> Xem thêm: Tam Giác Quỷ Bermuda – Những điều kỳ bí có thể bạn chưa biết

Văn khấn ông công ông táo chuẩn và đầy đủ nhất 2023

Dưới đây là 2 bài văn cúng ông Công ông Táo được Top10suthat.net sưu tầm đầy đủ và chuẩn nhất được nhiều người Việt tin dùng:

Văn khấn ông công ông táo chuẩn và đầy đủ nhất
Bài vấn theo cổ truyền
Văn khấn ông công ông táo chuẩn và đầy đủ nhất
Bài vấn được lưu truyền trong dân gian

Những điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo

Những điều kiêng kị cần biết về cúng ông Công ông Táo:

  • Trước khi đọc văn khấn phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, cẩn thận, lịch sự để thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với thần linh.
  • Việc đọc lời tuyên thệ phải được đọc to, rõ ràng, rành mạch, nghiêm túc và thành khẩn.
  • Thay vì cầu phúc lộc, làm ăn phát đạt, hãy xin Táo báo những điều tốt lành về gia chủ trong năm cho Ngọc Hoàng biết.
  • Không cúng sau 12 giờ.
  • Không đặt mâm cúng dưới bếp
  • Không quăng, giục cá chép mà nên thả nhẹ nhàng.
  • Tiếp tục chuẩn bị mâm cỗ gồm cơm, lễ vật, hoa quả, rượu, trà… Không kém phần quan trọng trong lễ tiễn ông Kong ông Táo về Trời.

Hy vọng qua bài viết mà Top10suthat.net cung cấp, các bạn đã có thêm kiến thức về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày cúng ông Táo cũng như giải đáp được câu hỏi ông Công ông Táo là ai? để chuẩn bị cho ngày lễ này thật đầy đủ nhé!