Đơn vị thiên văn là gì? Làm thế nào để đo khoảng cách ngoài vũ trụ và khoảng cách giữa các hành tinh. Hãy vùng tìm hiểu bài viết sau nhé!
Đơn vị thiên văn là gì?
Đơn vị thiên văn là một loại đơn vị dùng để đo khoảng cách trong thiên văn học. Người ta dùng khoảng cách trung bình từ Trái đất đến Mặt trời làm đơn vị đo. Đơn vị này thường được sử dụng để tính toán cho các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. 1 đơn vị thiên văn của nó khoảng 149,6 triệu km.
>>> Xem thêm: Hố Đen Vũ Trụ – Những Điều Thú Vị Bạn Nên Biết
Khoảng cách giữa các đối tượng lớn đến mức sử dụng đơn vị km sẽ quá lớn và không thực tế. Do đó đơn vị thiên văn được ra đời thường được viết tắt thành UA (tiếng Pháp: unité astronomique , tiếng Anh: astronomical unit ). Ngoài ra, việc sử dụng đơn vị thiên văn để đo khoảng cách giữa các hành tinh giúp tiết kiệm công sức, vì thường mất nhiều năm để ánh sáng từ một ngôi sao đến được Trái đất.
1 đơn vị thiên văn = 149.597.870.700 mét (bằng chính xác)
≈ 92.955807 triệu dặm
≈ 499.004 giây ánh sáng
≈ 4.8481368 phần triệu (4.8481366) của 1 parsec
≈ 15.812507 phần triệu (15.812507) của 1 năm ánh sáng
Đơn vị thiên văn (Au) thường được các nhà khoa học dùng để đo khoảng cách giữa các hành tinh trong hệ mặt trời. Ngoài ra, còn có thể dùng năm ánh sáng hoặc Parsec để tính.
Khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất khoảng 149,6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời đến Trái Đất sẽ mất khoảng 8 phút 19 giây.
>>> Xem thêm: Sao băng là gì? Những cơn mưa sao băng đẹp nhất từng ghi nhận