Đăng kiểm xe là gì? Tất cả mọi thứ về đăng kiểm mà bạn cần biết

0
271

Với những người sở hữu xe otô (xe hơi) thì chắc chắn đều nghe qua cụm từ đăng kiểm xe. Vậy đăng kiểm xe là gì? Chi phí đăng kiểm là bao nhiêu? Loại phương tiện nào bắt buộc phải đăng kiểm? Thời hạn, thủ tục và các bước chuẩn bị để đăng kiểm ô tô như thế nào? Hãy cùng Top10suthat.net khám phá ngay nhé!

Đăng kiểm xe ô tô là gì?

Theo quy định 1 Khoản 3 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, Kiểm định là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ về tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới theo tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Phương tiện cơ giới bao gồm: ô tô, máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô hoặc máy kéo. Môtô 2 bánh, 3 bánh kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự (được quy định tại điều 3, khoản 8 của Luật Giao thông Đường bộ 2008).

Vì vậy, Đăng kiểm xe là hình thức để cơ quan chuyên môn kiểm tra chất lượng xe có đảm bảo hay không. Đăng kiểm bao gồm việc kiểm tra toàn bộ máy móc bên trong và bên ngoài xe để đảm bảo xe đạt tiêu chuẩn. Có bất kỳ khiếm khuyết hoặc chỗ nào cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người lái xe và những người tham gia giao thông khác hay không.

Đăng kiểm xe oto là gì
Đăng kiểm xe oto là gì

Mục đích khi đăng kiểm là gì?

Có thể nói, mục đích quan trọng nhất của việc đăng kiểm là kiểm tra mức độ và ngưỡng an toàn của phương tiện giao thông. Điều này cũng sẽ giúp giảm rủi ro giao thông đường bộ cho mọi người. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn đối với bản thân và những người xung quanh.

Đăng kiểm xe là công việc cần thiết và bắt buộc. Đừng ngại chi một ít tiền hoặc thời gian. Bỏ qua đăng ký cho phương tiện này vì nó có thể gây hại cho người đi đường và bạn sẽ bị phạt khi bị cảnh sát kiểm tra.

Bao lâu thì nên đang kiểm xe
tem kiểm định khi xe đã an toàn

Chi phí khi đăng kiểm ô tô

Căn cứ theo giá dịch vụ ban hành của Thông tư 238/2016/TT-BTC, mức giá khi kiểm định đối với xe cơ giới là:

Kiểu phương tiệnChi phí kiểm định (nghìn đồng)Lệ phí cấp chứng nhận (nghìn đồng)
Xe tải, ôtô đầu kéo, sơmi rơ-moóc có trọng tải trên 20 tấn và các loại ôtô chuyên dụng.56050
Xe tải, ôtô đầu kéo, sơmi rơ-moóc có trọng tải dưới 20 tấn và các loại ôtô chuyên dụng.35050
Ôtô tải có trọng tải từ 2-7 tấn32050
Ôtô tải có trọng tải dưới 2 tấn32850
Máy kéo bông sen, công nông và các loại vận chuyển tương tự.18050
Rơ-moóc và sơmi rơ-moóc.18050
Xe khách trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt.35050
Xe khách 25 đến 40 chỗ (kể cả lái xe).32050
Xe khách 10 đến 24 chỗ (kể cả lái xe).280100
Xe dưới 10 chỗ.24050
Xe cứu thương.24050
Kiểm định tạm thời (tính theo % giá trị phí của xe tương tự).100%70%

Lưu ý: Những loại phương tiện nào kiểm định không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phải được sửa chữa, bảo dưỡng để kiểm định lại.

Thời hạn đăng kiểm ô tô

Kể từ ngày 01-10-2021, Theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT: Thời hạn về đăng kiểm xe ô tô được quy định như sau:

Thời hạn đăng kiểm ô tô
Thời hạn đăng kiểm ô tô theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT

Giấy tờ và các quy trình đăng kiểm ô tô

Tiến hành đăng kiểm lần đầu đối với xe mới cũng không quá phức tạp, và chủ xe cũng hoàn toàn có thể tự làm thông qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ gồm:

  • CMND chủ xe photo 3 bản (kèm bản chính).
  • 3 bản photo sổ hộ khẩu của chủ xe (kèm bản chính).
  • Tờ khai của công an về đăng ký xe 2 bản chính theo mẫu quy định.
  • Giấy tờ xe bộ gốc (hóa đơn VAT, chứng nhận môi trường, giấy xuất xưởng, kiểm định).
  • Cà số khung, Tờ khai thuế trước bạ, số máy (Theo mẫu quy định).
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 bản chính.

Bước 2: Đóng thuế trước bạ

  • Tờ khai thuế trước bạ 2 bản chính
  • Tiền đóng thuế trước bạ: Tùy theo loại xe và địa phương sẽ có mức đóng khác nhau: Xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống, thuế trước bạ là 10% trên tổng giá trị xe (riêng Hà Nội là 12%). Trên 9 chỗ ngồi,xe tải, các loại xe khác thuế trước bạ là 2% trên tổng giá trị xe).
  • Biên lai nộp thuế: Bản chính, lấy từ kho bạc.

Bước 3: Đăng ký xe

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ bên trên, chủ sở hữu xe xuất trình lên phòng CSGTĐB theo quy trình: Nộp hồ sơ -> Chờ kiểm tra xe -> Nộp tiền lệ phí đăng ký -> Bốc số tự động -> Lấy biển số -> Giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe.

Bước 4: Đăng kiểm xe

quy trình đăng kiểm sẽ kiểm tra các nội dung sau:

  • Kiểm tra khí thải: Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lượng khí thải của xe để đảm bảo xe đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải của quốc gia.
  • Kiểm tra hệ thống phanh: Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra hệ thống phanh của xe để đảm bảo hệ thống phanh hoạt động tốt.
  • Kiểm tra đèn chiếu sáng: Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra đèn chiếu sáng của xe để đảm bảo đèn chiếu sáng đầy đủ và không gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác trên đường.
  • Kiểm tra các thiết bị an toàn: Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra các thiết bị an toàn như cần cứu hộ, bộ giải cứu khẩn cấp, bình chữa cháy, v.v. để đảm bảo các thiết bị này hoạt động tốt.

Xe máy có cần đăng kiểm không? 

Đăng kiểm xe máy là một trong những thủ tục yêu cầu bắt buộc với người chủ của phương tiện phải thực hiện. Áp dụng đối với cả xe mới hoặc xe cũ. Bởi đăng kiểm chính là hình thức hợp thức hóa việc lưu thông xe máy trong quá trình sử dụng.