Bếp hoàng cầm – Huyền thoại về bếp không khói của Việt Nam

0
549

Ở chiến dịch Hòa Bình( từ 10 tháng 12 năm 1951 đến 25 tháng 2 năm 1952) có một huyền thoại không thể không nhắc đến, đó chính là bếp Hoàng Cầm – Bếp không khói của Quân đội nhân dân Việt Nam. Hãy cùng Top10suthat.net khám phá về loại bếp này nhé!

>>> Xem thêm: Tại sao đa số người Việt Nam đều mang họ Nguyễn?

Nguồn gốc về bếp Hoàng Cầm

Theo một số tài liệu ghi chép, người sáng chế ra loại bếp này là thượng sĩ Hoàng Cầm (1916-1996) quê ở Nam Định, Đội trưởng Đội huấn luyện Đại đội Tiên phong, Sư đoàn 308. Trong chiến tranh, việc đun nấu giữa rừng vô cùng khó khăn, ban ngày khói bốc lên, ban đêm ánh lửa bập bùng, địch dễ phát hiện. Điều này khiến người chiến sỹ hậu cần Hoàng Cầm vô cùng lo lắng.

Sau nhiều lần suy nghĩ, phác thảo, Thượng sĩ Hoàng Cầm đã chế tạo ra một loại bếp rất đặc biệt. Lò này được khoét vào sườn đồi hoặc đào sâu vào lòng đất, có những đường rãnh như râu mực kéo ra xa khỏi vị trí nấu. Con mương được phủ bằng cành cây và phủ đất ẩm để tạo thành ống khói. Trong quá trình nấu, khói từ lò tỏa thành rãnh, bốc lên chạm vào nền đất ẩm, được lọc và chặn lại nên chỉ bay xuống đất chứ không bay thẳng lên trời. Điều này khiến việc nấu nướng giữa rừng mà không sợ bị bắt.

Từ đó, loại bếp này được đặt theo tên người sáng tạo ra nó là bếp Hoàng Cầm.

Cha đẻ của bếp Hoàng Cầm
Cha đẻ của bếp Hoàng Cầm

>>> Xem thêm: Tại sao không được chải tóc ban đêm?

Cấu tạo của bếp Hoàng Cầm

Bếp có 3 bộ phận chính:

Hầm bếp: Hầm bếp có chiều ngang 1,4m, chiều dọc 1,7m bao gồm: hố ngồi đun, gờ để củi, hố đặt nồi

  • Hố ngồi đun: có hình hộp chữ nhật, ngang 1.4m, dọc 0.9m, sâu 0.8-1m có bậc lên xuống 2 bên
  • Gờ để củi: chạy ngang hố ngồi đun rộng 10cm, cao bằng đáy cửa bếp có tác dụng đỡ củi rơi xuống hố ngồi đun.
  • Hố đặt nồi: được đào trên bệ bếp có hình tang trống, đáy hố có hình lòng trảo. Hố có đường kính nhỏ hơn đường kính nồi để khi nấu ăn thì miệng nồi luôn cao hơn mặt bệ bếp 3-4cm. Chiều cao của hố cao hơn chiều cao nồi 20-25cm. Khoảng cách giữa các hố đặt nồi cách nhaiu khoảng 20cm để tránh sạt lở
  • Cửa bếp có hình vòm, đáy 20-25cm, cao 15-20cm được đào loe vào bên trong
Bếp hoang cầm là gì? cấu tạo
Bếp Hoàng Cầm được sử dụng trong quân đội
Bếp hoàng cầm là gì? Cách làm bếp hoàng cầm
mặt cắt cấu tạo bếp Hoàng Cầm

Hệ thống dẫn khói, chứa khói, tản khói: tác dụng hút khí tạo sự đối lưu giúp bếp cháy tốt hơn hướng khói tạo thành luồng khói mỏng bay khắp mặt sàn, gồm 3 bộ phận chính: hầm chứa khói, rãnh dần khói và tia tản khói.

>>> Xem thêm: Pháp Luân Công Là Gì? Tại sao lại bị cấm? Bí mật về pháp luân công

  • Rãnh dẫn khói: có diện tích 30x30cm, chiều dài từ ổng khói đến hãm chứa khói thứ nhất từ 2.5 đến 3m. Vuông góc và cân đối với độ dài bệ bếp. Hướng góc vươn 30 độ là tốt nhất.
  • Hầm chứa khói: Rãnh dẫn khói sẽ đưa khói tới 2 hầm chứa khói, hầm thứ nhất 0,80×0,80×0,80m. Hầm thứ hai cách hầm thứ nhất 3m có kích thước lớn hơn một tí 1x1x1m.
  • Tia tản khói: Các tia tản khói sẽ khởi nguồn từ hầm chứa khói thứ 2. Mỗi bếp thường có 3 tia tản khói, có kích thước 20x20cm hoặc 25x25cm, dài ít nhất là 7m đầu tia tản khói khuất vào trong bụi rậm hoặc lùm cây.
  • Cây, cành để lót và lấp đất: Hệ thống thoát khói được phủ bên trên bằng cây, que tươi hoặc phủ một lớp lá tươi và trên cùng là một phủ một lớp đất tơi xốp để cho khói thoát ra thành làn khói mỏng.

– Mái che, lợp bếp: Để tránh ánh lửa lọt ra ngoài và nấu nướng được trong mọi điều kiện. thể che bếp bằng khung tre, nứa, cây gỗ nhỏ. Rãnh thoát nước: Khi trời mưa, nước sẽ chảy vào bếp vì thế phải đào hệ thống thoát nước nhất là nếu bếp được đào vào sườn dốc.

Cách làm bếp hoàng cầm như trong quân đội: